This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Tâm Sự về cách dạy con

Tối hôm kia mình hỏi Xu Sim: “Con đã thi chưa?" Xu trả lời: “Con thi xong từ mấy hôm rồi. Cả lớp con, chỉ có duy nhất mình mẹ là hỏi kiểu như thế thôi đấy”.
“Nghĩa là sao?”
“Nghĩa là ba mẹ các bạn ấy toàn kèm các bạn học bài. Các cô các bác ấy biết rõ thi thử ngày nào, thi thật ngày nào, đề dạng làm sao. Có mỗi mình mẹ là không quan tâm thôi… Nhưng mà con thích mẹ như thế”.
Đó, được con thích là tốt rồi! grin emoticon
Đúng là tôi không biết con tôi học tới bài nào thật. Vở báo bài cuả Xu và Sim thường dồn vào cả tuần ký "sỉ" 1 lần. Bài tập về nhà con tự làm, thời khoá biểu tự soạn. Tôi không phải kiểm tra bài, không kiểm tra vở, không phải xét cặp của 2 đứa.
Nhớ là có một lần vô tình xách cái cặp của Sim lên, thấy rớt ra một nắm xôi khô đét từ đời nào. Cả mẹ và con cười xòa vì tính ẩu cuả con và vì sự phó mặc của mẹ.
Bởi vì, ngay từ mẫu giáo, tôi đã quán triệt rằng, việc học là của con, việc kiếm tiền là của mẹ. Mẹ không yêu cầu con phải kiếm tiền phụ mẹ, thì con cũng không được yêu cầu mẹ học với con. Thế là cộng trừ, nhân chia, viết hoa viết thường, tập làm văn, tập đọc… tất cả là phó mặc cho trường hết.
Vậy thì tôi dạy con cái gì?
Tôi quan niệm rằng, mỗi ngày của tôi chỉ có 24 giờ, năng lượng chỉ có vài ngàn calo, tôi sẽ chỉ tập trung vào dạy những thứ mà nhà trường không dạy.
Nhớ hồi con vào lớp 1, tôi không dạy con học chữ trước. Duy nhất toàn khối 1 của trường năm đó, chỉ có riêng con tôi là chưa biết chữ, chưa biết làm toán. Để đối phó với việc con bị cô giáo đì, tôi dạy con cách hợp tác với giáo viên, cách đặt câu hỏi mà không làm cô cáu. Nếu làm chậm, xin thêm thời gian, nếu làm sai, thì xin lỗi. Nếu cô phạt thì con cứ khóc, nước mắt nước mũi cứ lã chã vào. Nếu cô đánh vào tay thì cứ mềm tay ra, và sau đó xoa dầu vào chỗ đánh cho nhanh khỏi.
Và vậy là vào năm học, 2 tuần đầu khi con bắt đầu tập nét hất, nét móc thì các bạn đã đọc và viết ầm ầm. Con kể con mới viết được 2 chữ thì bạn đã xong nửa trang rồi. Giờ ra chơi con phải ngồi lại viết bài.
Thế nhưng, bù lại, con vô cùng háo hức vì mỗi ngày lại được cô dạy vô số thứ mới. Con vào vạch xuất phát bét lớp, nên mỗi ngày một tiến bộ. Xuất phát chậm hơn, nên con lại càng tập trung học hơn. Trong khi nhiều bạn được học chữ học toán trước rồi thì nghe lại thấy chán nên nghịch phá và bị cô phạt khá nhiều. Cả Xu và Sim đều làm theo cô rất nhanh. Tới tháng thứ 2 là bé đã không phải làm bài trong giờ ra chơi nữa, và bắt đầu học ngang hàng với bạn. Cả 2 nàng đều rất thích đi học, rất kính nể, nghe lời cô giáo... Và thế là được cô quý!
Tôi cũng không xem sách giáo khoa, không xem vở bài tập, không dạy lại những bài cô giáo dạy. Tôi chỉ phụ cô theo cách khác.
Ví dụ mẫu giáo tôi cho con đi học vẽ, tô màu, để luyện cách cầm bút. Chơi ghép hình để rèn kiên nhẫn, cho con cầm dao thái rau củ, cho con rửa chén, quét nhà, nấu ăn, khâu vá… để luyện tay. Muốn viết chính tả tốt thì đọc sách thật nhiều. Để học toán tốt thì cứ làm việc nhà luôn tay, đi chợ nhiều vào. Để làm văn thì đi du lịch, khuyến khích kể chuyện…
Thậm chí tôi cũng không giảng bài cho con. Hôm rồi con mang một bài toán ra hỏi, mẹ ơi con không hiểu. Tôi bảo, "con gấp sách đi rồi đọc đề lại cho mẹ nghe". Xu nói: "Con không thuộc đề". "Ồ, nếu con chưa thuộc đề thì con đọc đề chưa kỹ. Con về bàn đọc lại đề. Khi nào suy nghĩ nhiều tới mức mà thuộc lòng cả đề bài rồi mà vẫn chưa giải được thì ra đây mẹ giảng". "Mẹ khó tính vậy thì thà tự giải còn hơn!" tongue emoticon grin emoticon . Và quả nhiên sau khi đọc lại đề vài lần thì Xu tìm ra cách giải.
Tôi công khai không ủng hộ bài tập về nhà. Tôi chỉ cho phép làm bài tập về nhà tối đa 30phút/tối. Xu Sim sợ cô giáo nên hôm nào có nhiều bài tập là phải cố gắng làm thật nhanh. Hết 30 phút chưa xong tôi cũng yêu cầu cất sách vở để đi ngủ đúng giờ. Vì đi ngủ đúng giờ quan trọng hơn!
Chúng ta kêu ca nhiều nhất về việc quá tải. Nào là chương trình quá tải, nào là giáo viên giao bài tập quá nhiều. Tôi nghĩ quá tải một phần rất lớn do chính phụ huynh ủng hộ nó. Nếu cô giao 3 bài, bé làm đủ 3 bài thì hôm sau cô sẽ giao 4 bài. Bé lại thức tới 11h đêm để hoàn thành đủ 4 bài, theo luật cung cầu và luật vừa sức, giáo viên sẽ giao lên 5 bài tập về nhà. Còn nếu cô giao 3 bài, mà sức bé không làm được, một lần, hai lần, nhiều học sinh cùng như thế, thì dần dần, cô sẽ phải giao ít bài lại.
Tôi quan niệm không cần học thuộc làu làu 100% mọi bài trong SGK. Như bia đóng trong chai, nước ngọt đóng trong hộp đó, nhà máy để chừa một khỏang không cho nó giãn nở chứ. Các đề thi, các đề bài tập, bao giờ cũng có những bài khó tới mức chỉ khỏang 5% dân số giỏi cá biệt làm được. Ba mẹ nào cũng phấn đấu chen chúc trong cái 5% thông minh cá biệt đó, nên mới quả tải!
Vì vậy, hãy để con học đúng với thực lực của mình, ba mẹ đừng có "ủn mông" con. Con không làm hết bài tập, thì con lên lớp trình bày với cô là con không làm hết được. Con làm sai thì để cô phạt. Mẹ không nên nhúng tay vào. Trong việc học, mẹ đóng vai người hiền, và cô giáo đành phải đóng vai ác!
Kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra cuối năm cũng không được học thêm giờ. Tôi không thích tăng tốc, không thích dồn ép. Kiên quyết không gồng, không rướn. Sức học thế nào thì thi đúng như thế.
Đường học còn dài, hơn thua nhau vài cái điểm số, vài cái giải thưởng ở tiểu học VN thì làm cái gì? Mục đích học tập UNESCO gồm nhiều thứ lắm: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học tập để làm người". Vậy hãy dạy những kỹ năng rất quan trọng khác đang bị nhà trường bỏ trống, như thể thao, nghệ thuật, giao tiếp, cư xử, hiểu và định giá đúng bản thân, ... Hãy dành thật nhiều năng lượng, thời gian và tiền của bạn để mà bù đắp vào đó.
Nhớ câu dẫn trong cuốn sách so sánh GD VN và Phần Lan của TS Nguyễn Khánh Trung: "Khi chúng ta lạc đường, càng tiến tới, chúng ta càng xa đích đến!"
Thế nên là, các bố mẹ ơi, thả lỏng đi!


Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Bí kíp trở thành Lục Vân Tiên thời hiện đại: Giúp đỡ người khác và tránh bị vạ lây

Có thể nó sẽ giúp cho các bạn vào 1 lúc nào đấy - bài học của sự thương cảm

Nguồn: Google

3h15 sáng ngày 13 tháng 3 năm 1964, Catherine Susan "Kitty" Genovese rời công việc ở quán bar và trở về căn hộ của mình tại Queens, thành phố New York (Mỹ). Sau khi rời bãi đậu xe và tiến về khu chung cư, cô bị Winston Moseley tấn công bằng dao. Kitty vừa chạy vừa la hét cầu cứu. Một người từ khu tập thể la lớn từ cửa sổ: “Để cô ta yên!” khiến Moseley bỏ chạy thoát thân. Genovese lê bước về phía cửa sau khu chung cư và ngã gục vì trọng thương. Tên sát nhân vòng xe quanh khu chung cư và trông thấy Genovese. Nhân lúc khu vực vắng vẻ, hắn đã hãm hiếp cô gái và tiếp tục đâm cô đến chết. Hai tuần sau, thời báo Times đưa tin về vụ việc với tiêu đề: “38 người nhìn thấy vụ sát nhân mà không báo cảnh sát!”

Mới đây, 5h30 ngày 13 tháng 10 năm 2011, bé Tiểu Duyệt đã bị một xe van cán khi đang chơi trên con đường của khu chợ bố mẹ em làm việc tại thành phố Phật Sơn (Trung Quốc). Đoạn video lấy từ máy quay an ninh cho thấy trong 7 phút ngắn ngủi sau khi tài xế chiếc xe đâm và chạy cán qua cô bé, tổng cộng có 18 người đi bộ lẫn chạy xe qua con đường này mà không ngó ngàng gì tới cô bé nhỏ đang nằm trong vũng máu. Tiểu Duyệt tiếp tục bị một chiếc xe hơi cán lần nữa. Sáng hôm sau, hàng trăm bài báo xuất hiện và đặt vấn đề về "sự vô cảm" của xã hội Trung Quốc. 

Nhiều người khi đọc những bài báo này, ngay cả bản thân người viết, cũng đã bức xúc và chỉ trích những người ngoài cuộc trên: “Những người hàng xóm đó thật quá nhẫn tâm!”, “Mấy chuyện đó chỉ có thể xảy ra ở New York thôi!”, “Nếu tôi ở đó chắc chắn tôi đã giúp cô bé hoặc kêu gọi giúp đỡ rồi!”, “Xã hội Trung Quốc càng ngày càng suy đồi!” Thế nhưng thật sự liệu chúng ta có sẵn sàng giúp đỡ nếu như bị đặt vào hoàn cảnh đó không?

Hiệu ứng “kẻ ngoài cuộc”

Sau vụ án Genovese, Bibb Latané và John Darley, hai nhà tâm lí học xã hội tại New York đã tái hiện hoàn cảnh tương tự của vụ án Genovese (1970). Một nhóm sinh viên được phân vào nhiều phòng khác nhau và đàm thoại về chủ đề cuộc sống đại học qua hệ thống điện thoại nội bộ. Đường truyền chỉ cho phép một người nói trong khi những người còn lại lắng và lượt nói sẽ được thay đổi theo thứ tự. Trong lúc diễn ra cuộc đàm thoại, một sinh viên than thở về những triệu chứng của căn bệnh co giật tái phát nặng hơn vì áp lực đại học. Một lát sau khi tới lượt mình lần nữa, sinh viên đó đột ngột thể hiện những triệu chứng co giật: anh ta lắp bắp, khóc lóc cầu cứu như bị ngạt thở, và cuối cùng im lặng.

Trong cuộc thí nghiệm này, thật ra chỉ có một sinh viên tham gia vào cuộc trò chuyện qua đường dây điện thoại. Giọng nói của những sinh viên khác và cả sinh viên bị co giật đều đã được ghi âm từ trước. Mục đích của cuộc thí nghiệm là kiểm tra xem sinh viên duy nhất này liệu có chạy ra khỏi căn phòng và tìm kiếm người bị co giật để cứu giúp, hay chỉ ngồi đó và không làm gì cả như những người trong căn hộ chung cư của Kitty Genevose. Đúng như Latané và Darley dự đoán, hành động của các sinh viên phụ thuộc vào số lượng người mà họ nghĩ là đang tham gia thí nghiệm cùng họ. Nếu họ biết rằng không có ai khác tham gia cuộc thí nghiệm, phần lớn nhanh chóng tìm cách giúp đỡ người bị nạn. Thí nghiệm này được lặp lại và kiểm chứng tại nhiều nơi, trong phòng thí nghiệm lẫn ngoài thực tế. Tất cả đều đưa ra cùng một kết luận: Số người ngoài cuộc cùng chứng kiến một tình trạng khẩn cấp càng nhiều thì khả năng một trong số những người đó giúp đỡ nạn nhân càng ít. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng kẻ ngoài cuộc” (bystander effect).

Latané và Darley miêu tả các bước mà một người ngoài cuộc quyết định có nên xen vào một tình huống nguy cấp hay không. 
  • Bước 1: Phát hiện tình huống
Nếu như bạn đang vội chạy đến trường thi vì sợ trễ giờ, có khả năng bạn sẽ không để ý một người đang bất tỉnh giữa đường. Bài viết trước của VIET Psychology đã nhắc tới sự vội vã là một yếu tố quyết định khả năng người qua đường có để ý mà giúp đỡ người bị nạn hay không. Khi một người đang trong trạng thái cực vội vàng, anh ta sẽ không có đủ thời gian đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình huống đối với một người khác. Chính vì vậy, khi con người đang di chuyển vội vàng, có khả năng rất cao họ sẽ không thể giúp đỡ một người đang gặp nạn.
  • Bước 2: Quyết định sự khẩn cấp của tình huống
Ngay cả khi chúng ta nhìn thấy một người bị ngã trên đường, chúng ta có thể cảm thấy không cần giúp đỡ.  Liệu một người ngã gục bên vệ đường vì say rượu hay vì lên cơn bệnh? Liệu tiếng hét chúng ta nghe thấy là từ một dân chơi đang phấn khích trong vũ trường hay từ một người đang bị tấn công? Nếu chúng ta cho rằng không có gì có dấu hiệu khẩn cấp, chúng ta sẽ không tìm cách giúp đỡ. Một trong những người qua đường trong sự kiện bé Duyệt Duyệt đã bày tỏ rằng cô chỉ đơn giản nghĩ em bé đang chơi đùa và bị ngã chứ không ngờ sự việc lại nghiêm trọng như vậy. Kết luận về độ khẩn cấp của tình huống sẽ quyết định việc chúng ta có giúp đỡ người khác trong tình huống hay không

Đặc biệt, khi có nhiều người khác cùng chứng kiến sự việc, chúng ta dễ mặc niệm một tình huống khẩn cấp là vô hại, nhất là khi tình huống đó rất mơ hồ. Latané và Darley đã làm một thí nghiệm để làm sáng tỏ nhận định này. Trong lúc để người tham gia điền vào một bản câu hỏi trong một căn phòng kín, họ đã nhả khói trắng vào căn phòng này qua một lỗ nhỏ. Nếu bạn ở trong tình huống này, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ cần thoát khỏi căn phòng càng sớm càng tốt. Thế nhưng, kết quả của thí nghiệm cho thấy: khi chỉ có một mình trong căn phòng,75% người sẽ thoát khỏi phòng trong phòng 6 phút. Trong khi đó, nếu có 3 người trong phòng, chỉ có 38% xảy ra cơ hội sẽ có ít nhất một người thoát khỏi phòn. Thậm chí, trong nhiều nhóm, khi một người thoát khỏi phòng, hai người còn lại vẫn tiếp tục thản nhiên ngồi điền bản trắc nghiệm và dùng tay quạt khói. Họ bị làm sao vậy?

Điều này có thể được giải thích rằng quá trình nhận thức của chúng ta chịu ảnh hưởng lớn từ xã hội. Chúng ta thường quan sát hành động của những người xung quanh như một nguồn gợi ý để quyết định hành động của bản thân, đặc biệt là trong trường hợp chúng ta không biết rõ điều gì đang xảy ra. Chúng ta cho rằng không có gì đáng lo trong một tình huống khẩn cấp nếu những người xung quanh không tỏ vẻ lo lắng, nhưng thật sự, chúnh những người đó cũng đang dựa vào ta để phát xét tình hình. Hiện tượng này được gọi là “sự đa vô cảm” (pluralistic ignorance). Một vài người ở chung cư của Genovese, vì không nghe thấy tiếng kêu gọi giúp đỡ nào khác và cửa sổ đóng kín do thời tiết lạnh, cũng chỉ nghe tiếng hét của Genovese một cách loáng thoáng và cho rằng tiếng động đó đến từ một cặp vợ chồng đang tranh cãi và vì vậy phán xét tình huống không có gì quá nghiêm trọng.
  • Bước 3: Nhận lấy trách nhiệm
Thế nhưng rõ ràng có những người hàng xóm ắt hẳn đã biết Genovese rơi vào tình huống khẩn cấp và cần sự giúp đỡ. Việc họ không trực tiếp giúp đỡ là do họ cho rằng chắc chắn đã có những người khác giúp đỡ hay việc giúp đỡ là nhiệm vụ của người khác. Đây là khái niệm “phân tán trách nhiệm” (diffusion of responsibility). Tinh thần trách nhiệm của người ngoài cuộc giảm khi số người cùng chứng kiến sự việc khẩn cấp tăng. Những người xung quanh lo ngại sự nguy hiểm hoặc sự chê cười, nhất là khi tình huống quá mơ hồ và họ không biết chắc đã có người nào đã can thiệp chưa. Họ hoàn toàn không muốn trở thành những "Lục Vân Tiên thời hiện đại gặp nạn". 

Trong thí nghiệm về tình huống người sinh viên co giật, khi người sinh viên thật sự tham gia cho rằng chỉ có họ có mặt tại hiện trường, phần lớn họ sẽ tìm cách cứu nạn nhân chỉ trong vài phút. Thế nhưng khi sinh viên này được thông báo có nhiều sinh viên tham gia thí nghiệm cùng lúc và vì không thể nghe thấy giọng những người còn lại nên người sinh viên rất ngần ngại trong việc rời bỏ căn phòng, vì việc rời bỏ đồng nghĩa với việc sinh viên này phá hỏng cuộc thí nghiệm và có thể chịu trách nhiệm bồi thường. Những người hàng xóm trong vụ án Genovese cũng mặc niệm sai lầm ắt hẳn đã có một người ngăn cản tên sát nhân hoặc la lên cầu cứu trước đó nên họ không cần trực tiếp tham gia giúp đỡ. 
  • Bước 4: Quyết định giúp đỡ.
Chúng ta quyết định không can thiệp vào tình huống vì hiểu rõ bản thân không đủ kiến thức hoặc khả năng để đưa ra sự giúp đỡ phù hợp. Nếu người phụ nữ cảm thấy đau ở ngực, chúng ta có thể không biết cách sơ cấp cứu, hoặc sợ làm sai một bước nào đó, hoặc sợ bị vạ lây. Đây chính là một trong những lời giải thích về việc không can thiệp của người qua đường trong tình huống của bé Duyệt Duyệt. Họ có thể liên hệ đến “Hiệu ứng Bành Vũ” sự kiện một người đàn ông giúp đỡ một bà lão bị té trên đường, cuối cùng bị bà lão đổ tội xô ngã và thắng kiện anh ta với số tiền tương đương bảy ngàn đô-la!

Ngay cả khi đó không phải là một tình huống khẩn cấp, chúng ta vẫn không cảm thấy mình cần giúp đỡ người khác khi đặt trong bối cảnh một đám đông. Latané và Darley đã thí nghiệm điều này bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản trong một “chat room” (nơi một nhóm nhiều hơn hai người cùng tham gia trò chuyện qua Internet bằng cách gõ chữ trên máy tính): “Ai đó làm ơn chỉ tôi làm thế nào nhìn thấy trang cá nhân của một người?” (ND: Lúc bấy giờ, trang cá nhân- profile- ở đây là một công cụ mà chat room cung cấp một bản giới thiệu ngắn về từng người trong nhóm chat đó). Latané và Darley đặt câu hỏi chung chung cho toàn nhóm hoặc chỉ định ngẫu nhiên một người nào đó. Kết quả là càng nhiều người trong nhóm chat thì thời gian nhận được câu trả lời càng dài. Thế nhưng khi một người ngẫu nhiên được hỏi tới, người ấy trả lời câu hỏi rất nhanh chóng mặc cho số lượng người trong nhóm chat là ít hay nhiều.

Bài học về sự giúp đỡ

Rất nhiều bài báo về sự kiện Genovese đã chỉ trích, thậm chí làm quá lên số người thật sự nghe thấy lời cầu cứu của Genovese (“38”, “hàng chục người” thay vì chỉ có 12 người). Rất nhiều chi tiết đã bị thay đổi bởi giới truyền thông nhằm câu khách khiến cho vụ án của Genovese vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trường hợp của Genevose cũng được đưa vào sách Tâm lí học của mọi thời đại như một ví dụ điển hình cho hiện tượng “kẻ ngoài cuộc". Nhân sự kiện của bé Duyệt Duyệt, nhiều người cũng đã tranh thủ a dua theo giới truyền thông mà lên án sự suy thoái đạo đức của người dân Trung Quốc. Thế nhưng, khi phân tích hoặc đánh giá một sự việc nào đó, chúng ta không nên chỉ tập trung vào vai trò của cá nhân mà quên đi hoàn cảnh.  

Nhận thức về những lí do một người không muốn hoặc không thể can thiệp trong một tình huống khẩn cấp chính là nỗ lực đầu tiên để giúp đỡ người khác hiệu quả hơn trong các tình huống khẩn cấp. Cách đây không lâu tại Đại học Vassar (Mỹ), nhiều học sinh nhìn thấy một người bị tấn công bởi một tên cướp và đã không hành động gì cả. Một sinh viên duy nhất đã vội vàng gọi ngay cho cảnh sát vì cô ấy nhớ lại sự kiện Genovese cùng hiện tượng “kẻ ngoài cuộc” từ lớp tâm lí và không muốn một tai nạn thương tâm như thế xảy ra lần nữ.

Nếu như bạn nhìn thấy một người bị tai nạn và đám đông đang bu quanh chỉ biết nhìn, đừng ngần ngại, hãy cố gắng thực hiện các bước sau:  
  1. Hỏi những người bên cạnh xem họ có biết chuyện gì đã xảy ra không
  2. Hãy cụ thể hóa trong những lời kêu gọi sự giúp đỡ của mình: nêu rõ nên làm những bước gì, ví dụ: "Gọi xe cấp cứu!", "Lấy băng y tế!" thay vì: "Mọi người cùng giúp nào!" hay chỉ thực hiện ngay hành động cứu giúp và quên mất đám đông xung quanh.
  3. Hãy chỉ định ngẫu nhiên một người: “Chị áo xanh kia giúp tôi gọi xe cấp cứu được không?” thay vì nói với đám đông: “Ai đó giúp tôi với nào?”. Khi có một người trong đám đông mạnh dạn tham gia vào tình huống, những e dè hay những rào cản tâm lý sẽ bị phá bỏ khiến nhiều người tham gia giúp đỡ trong tình huống hơn.
Để tránh tình trạng người dân chỉ biết than thở về một xã hội suy đồi hay về những con người vô lương tâm, xã hội nên chú ý hơn về việc thay đổi luật bảo vệ người giúp đỡ, hoặc tuyên truyền mạnh mẽ về cách giúp đỡ người bị nạn trong tình huống khẩn cấp. Quan trọng hơn, xã hội cũng nên đưa vào giáo dục những bài học về sự thương cảm(empathy) vì đó là nguồn gốc duy nhất cho bản năng cứu người vô điều kiện. Chỉ khi tất cả mọi người thật sự cảm thấy chia sẻ được nỗi đau của người khác, họ mới có thể yên tâm sống trong một thế giới mà không ai có thể bỏ rơi mình trong cơn hoạn nạn.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Bệnh ung thư – hãy dành 1 phút để đọc cách tự cứu mình

Dinh dưỡng tốt nhất trong phòng chống bệnh ung thư
80% rau quả tươi là đều cần thiết
Đó cũng là chế độ ăn tốt nhất, uống nước ép, ngũ cốc, hạt, để tạo môi trường kiềm. Các loại thực phẩm rau, quả ép… giúp tế bào khoẻ mạnh, còn tế bào ung thư thì suy yếu. Nhờ đó sẽ giúp tống khứ những độc tố, thanh lọc, và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Dùng trà xanh thay vì cà phê
Tuyệt đối không nên dùng cafe, socola vì chứa nhiều cafeein gây hại cơ thể. Nhưng Trà xanh lại rất tốt cho sức khoẻ , chống lại ung thư. Nhưng tốt hơn cả là uống nước tinh khiết, nó sẽ hỗ trợ nhiều trong thải độc các loại độc tố gây hại.

Hạn chế ăn thịt
Một số căn bệnh ung thư, sẽ có u bướu được bao bọc bởi một lớp protein khá cứng.
Do vậy nếu không ăn thịt, thì thành tế bào phóng thích nhiều enzim, tấn công protein, cho phép hệ thống miễn dịch trong cơ thể tự đào thải, tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư này.
Ăn nhiều thức ăn có chứa sinh tố A
Sinh tố phòng được ung thư nhất là ung thư thượng bì, Sinh tố A có khả năng nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư ( giảm bớt cơ hội mắc ung thư).
Sinh tố A có nhiều trong sữa bò, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cà rốt, ớt, rau dền. Có người Mỹ khảo sát trong một số 488 ăn ít Caroten, có 14 người mắc bệnh ung thư , một tổ khác ăn nhiều Caroten chỉ có 2 người mắc bệnh ung thư phổi.

Những thứ nên kiêng
Những thức ăn mốc, thức ăn nướng cháy, thức ăn còn dính thuốc trừ sâu, kỵ ăn dưa chua sống, dưa chua chưa nấu chín có muối nitrat là chất gây ung thư. Kiêng thức ăn xông khói, nướng chiên, chất béo.
Các tế bào ung thư không thể sống trong môi trường có dưỡng khí. Do vậy thường xuyên tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu, tập thiền, yoga, đều là các phương pháp khá hiệu quả chống lại căn bệnh quái ác.
Dioxin một chất cực kỳ có hại, và gây tác nhân lớn trong việc hình thành tế bào ung thư. Do vậy bạn cần lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh, tránh những hành động sinh ra dioxin.
Ví dụ: Để chai nhựa trong tủ lạnh, gây sinh chất diosin, nhiễm vào trong nước uống. Hoặc hạn chế ăn chất béo kết hợp với nhiệt độ cao, rồi để trong nhựa, cũng làm tạo ra dioxin.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

CSCĐ, CS113, CAP không có quyền hạn xử lý vi phạm giao thông

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ thì lực lượng CSCĐ, CS113, CAP đều KHÔNG CÓ QUYỀN HẠN xử lý các lỗi vi phạm về giao thông như Không xi nhan, Không gương, Không bật đèn chiếu sáng,vượt quá tốc độ, không nhường đường cho xe ngược chiều, lấn làn v.v...
Tuy nhiên mấy đồng chý CSCĐ(già có, trẻ có) vẫn đứng bắt xi nhan và "làm tiền" trắng trợn tại đầu cầu Long Biên(gần ga Long Biên). Tại đây rất nhiều thanh niên, bà bầu, người già. k gương, có gương, k mẽo, có mẽo, đèo mẹ đi đẻ...đều bị dừng xe dù xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn bị dọa phạt 350.000 đồng, giữ xe...dọa các kiểu con đà điểu luôn unsure emoticon

Đoạn đường này là đường cong vậy nên các thanh niên KHÔNG CẦN PHẢI SỬ DỤNG ĐÈN XI NHAN. Lực lượng CSCĐ hay thậm chí là CSGT mà xử lý lỗi xi nhan ở đây đều là trái luật.
Nhiều bạn cự cãi lại thì bị dọa là đưa về CAP lập biên bản. Nhưng lực lượng CAP cũng không được phép xử lý lỗi vi phạm này và người điều khiển phương tiện cũng không sai nên các bạn không phải e sợ. Lực lượng CSCĐ chỉ được phép áp giải người về Cơ quan Công an khi người đó có dấu hiệu vi phạm hình sự (Tàng trữ ma túy, công cụ hỗ trợ, hàng quốc cấm, là tội phạm truy nã, v..v..) chứ không được phép áp giải vì lỗi vi phạm giao thông. Đây chỉ là "chiêu trò" để dọa nạt nhằm "làm tiền" mà thôi.
Vì vậy các bạn khi đi qua cung đường này cần phải nắm rõ các quy định về luật, các bạn không sai thì không có gi phải e ngại cả. Cứ đứng đấy rút thuốc ra làm điếu(đối với thanh niên nam), hoặc rút AI PHÔN ra mà nt với anh yêu(đối với các thanh niên nữ). Sau 20p là CSCĐ sẽ hết cò qay các bạn nhé.
Nhớ mang đủ giấy tờ, bảo hiểm xe và đội mẽo đầy đủ là CSCĐ chẳng làm ì được các bạn đâu (Mang thôi chứ không phải là đưa ra cho họ giữ đâu đấy nhé)

P/S: Các điều CSCĐ được phép làm:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Dung hòa tài chính để hôn nhân hạnh phúc

Mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc, nhất là hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi.
Một thống kê cho thấy, mâu thuẫn về tiền bạc là nguyên nhân của 1/3 số vụ ly hôn của các cặp vợ chồng. Dù tiền bạc vẫn là chuyện khá tế nhị với những cặp đôi đang yêu, nhưng nó là lại là một trong những yếu tố quyết định trong hôn nhân. Vì vậy để giữ hôn nhân bền chặt, bạn cần có sự thảo luận thẳng thắn với nhau về vấn đề này ngay từ lúc có ý định kết hôn.
                                               

Tiền em em tiêu, tiền anh anh giữ:

dung hoa tài chính để hôn nhân hạnh phúc
Vốn là một cô nàng phóng khoáng và thích chưng diện, Mai tiêu tiền rất mạnh tay. Thời còn con gái, Mai chỉ chăm chăm tìm anh chàng nào có tiền, không là đại gia thì chí ít cũng là tiểu đại gia. Cuối cùng là Mai cũng toại nguyện khi “cưa” được anh sếp cỡ vừa của một công ty xây dựng. Tuy hơi lớn tuổi nhưng sự vững vàng về kinh tế của anh khiến mai gật đầu cái “rụp” về làm vợ anh. Mai nghĩ, tình yêu chỉ là chuyện lãng mạn của sinh viên. Sau này tay hòm chìa khóa thuộc về mình, mình thích làm gì cũng được, nhất là không thể từ bỏ thú vui spa, làm đẹp, mua sắm, cà phê, tán gẫu...
Nhưng ngay đêm tân hôn, Mai đã vỡ mộng khi toàn bộ tiền cưới thu được, cả quà mừng, nhẫn, dây chuyền, chồng tự tay cất hết rồi tuyên bố: “Tính em còn trẻ con và hay tiêu xài hoang phí, không có kế hoạch, nên các khoản tiền trong nhà anh sẽ giữ. Em cần gì thì nói anh sẽ đưa để em dùng”.
Chồng Mai lại là người tiết kiệm. Anh vốn sinh ra là con nhà nghèo. Đồng tiền kiếm được vất vả nên anh rất chắt chiu. Nếu không phải là những công to việc lớn, có ý kiến thế nào thì nhất định chồng cô không chịu “xuất”. Với đồng lương còm cõi hàng tháng của Mai, chuyện đi spa, làm đẹp trở thành ước mơ xa vời. Nhiều lúc cô phát điên và cảm thấy mình bị lừa bởi lão chồng già ki bo.

Lời khuyên của chuyên gia:

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, lỗi của các cặp đôi khi rơi vào cảnh mâu thuẫn tiền bạc là thay vì nói “của chúng ta”, họ lại vẫn dùng từ “của tôi”. Chỉ khi nào nhận thức được hai chữ “của chúng ta” và “của tôi” các cặp đôi mới hi vọng giải quyết mâu thuẫn và giữ vững hạnh phúc.
Cái sai của các cặp vợ chồng giống như trên đây là chưa có sự chín chắn, chưa tin tưởng nhau và chưa có kế hoạch ngay từ khi còn yêu. Họ đến với nhau và quyết định hôn nhân vì mỗi người riêng một mục đích, nên thiếu sự đồng lòng ngay từ ban đầu. Vì vậy họ chưa có cái “ta” chung mà cái “tôi” thì lại còn quá lớn.
Hiện nay, nhiều đôi vợ chồng trẻ khá phóng khoáng nên quan niệm của họ về tiền bạc cũng rất thoáng. Khi mới cưới nhau xong, họ thống nhất tiền của ai người nấy tiêu. Khi có việc gì chung thì sẽ bàn bạc, cùng đóng góp. Tuy nhiên, vợ chồng là một sự thống nhất. Giữa họ, tất cả mọi thứ đều chung: Chung mâm cơm, chung gia đình, chung con cái, chung bạn bè… Một khi những cái chung đó phát sinh tài chính là những rắc rối lập tức xảy ra. Lúc đó họ bắt đầu hạch sách nhau, trách móc vì việc đưa nhiều đưa ít, nghi ngờ và dẫn đến rạn nứt mối quan hệ.
Mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc, nhất là hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi. Vì thế, một cuộc hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của người vợ và chồng khi quan niệm về tiền bạc.
dung hòa tài chính để hôn nhân hành phúc
Trước khi kết hôn, các cặp đôi nên trao đổi với đối phương quan niệm về tiền bạc, cách chi tiêu. Chẳng hạn như, bạn muốn hai người sẽ đóng góp chi tiêu cho gia đình theo mức thu nhập hay bạn muốn đóng góp một cách công bằng? Ai là người giữ tiền và khoản tiền tiết kiệm nên được dùng vào việc gì. Ngoài ra, hai người nên nói chuyện một cách thẳng thắn về những khoản nợ cá nhân hay các khoản vay chưa được thanh toán…
Hãy đặt ra các các mục tiêu chung và cùng nhau thực hiện. Chẳn hạn hai bạn có kế hoạch trong tương lai như mua nhà, sinh con hay du lịch… Điều này sẽ giúp cả hai bạn chi tiêu đúng hướng, không xảy ra các mâu thuẫn nhỏ nhặt vì các khoản chi tiêu không cần thiết và tập trung thực hiện những kế hoạch của gia đình một cách hợp lý.
Nếu một trong hai người có mức thu nhập cao hơn người kia thì việc quản lý tiền sẽ phải rất tế nhị. Nếu chồng có thu nhập cao hơn vợ, điều tối kỵ nhất là người chồng kiêm luôn tay hòm chìa khóa. Còn trong trường hợp vợ có mức thu nhập cao, cũng hãy để người chồng cùng chia sẻ trách nhiệm, có như vậy người chồng mới tự tin, thoải mái và cảm thấy mình được vợ tôn trọng.
Các cặp đôi nên học cách chia sẻ trách nhiệm quản lý tiền bạc. Điều này giúp mỗi người có thể đóng góp quan điểm của mình trong việc chi tiêu, điều hòa mối quan hệ để tránh mọi cãi vã trong gia đình. 

Chuyện vợ chồng

Cách đây 3 năm, vợ chồng chúng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã. Mọi chuyện bắt đầu từ khi tôi bị khiển trách vì mắc lỗi trong công việc và bị điều xuống bộ phận khác. Lương ít đi, gánh nặng tăng lên khi cùng lúc đó con gái tôi vào lớp 1. Vợ tôi trở nên hay cáu gắt và cằn nhằn hơn còn tôi thì nóng tính hơn do lòng tự trọng bị sứt mẻ. Chúng tôi thường cãi nhau từ chập tối đến tận đêm, vợ vào phòng ôm gối nằm một mình còn tôi nốc cạn hết ly rượu này đến ly rượu khác.

Sau đó vợ tôi nghĩ ra cách bán hàng online để tăng thêm thu nhập. Thời điểm đó chưa có nhiều người bán hàng online trên facebook lắm nên việc kinh doanh của vợ rất thuận lợi. Kinh tế trong nhà cải thiện nên vợ chồng cũng bớt va chạm hơn. Chỉ có điều, để tiết kiệm chi phí tối đa, vợ tôi thường tranh thủ đi giao hàng cho khách vào tầm trưa nghỉ làm và chiều muộn tan ca chứ không thuê ai giúp. Có những ngày, hơn 9 giờ tối vợ tôi mới về, khuôn mặt phờ phạc vì khói bụi đường sá và đói lả đi. Tôi thương vợ nhiều nên khuyên vợ thuê người chở hàng giúp nhưng vợ kiên quyết không chịu.




Ngày định mệnh ấy trời mưa rất to, đang làm việc thì vợ nhắn tin hỏi tôi có thể qua đón cô ấy khi tan ca được không vì ban trưa đi giao hàng phải lội nước nên xe cô ấy chết bugi rồi. Tôi bực dọc nghĩ đến việc phải tốn tiền sửa lại xe cho vợ nên càu nhàu vợ hồi lâu, cô ấy chỉ im lặng. Công việc buổi chiều ngập đầu lại thêm mấy cuộc gọi giục giã của sếp khiến tôi càng làm càng cáu. Cuối cùng, tôi tắt luôn điện thoại không thèm mở ra nữa.
Mải làm không để ý giờ giấc, ngẩng lên thấy đã 6 giờ kém 5 từ lúc nào, tôi vội vàng thu dọn đồ đạc ra về, hôm nay tôi còn có hẹn qua nhà mẹ nữa. Đi được nửa đường mới sực nhớ ra phải đón vợ, tôi hấp tấp vòng xe lại, vợ tôi tan tầm lúc 5 giờ 30, chắc giờ này cô ấy đang sốt ruột lắm rồi. Tâm trạng không vui từ trước kèm theo con đường tắc đến kinh khủng, tôi thầm mắng vợ trong lòng, hôm nay mưa gió thế này mà cô ấy còn cố đi giao hàng, không đi có phải xe không hỏng, đỡ tốn tiền mà đỡ cho tôi khỏi phải lặn lội đường sá không. Tôi định đến nơi sẽ mắng cô ấy một trận và bắt từ mai phải thuê ngay người giao hàng chứ không thể cứ vò võ một mình mãi thế này được.
Thế nhưng khi tôi đến nơi thì không thấy vợ chờ trước cổng. Bên góc đường người ta đang xúm đông xúm đỏ lại trước một cái taxi, có cả cảnh sát giao thông đang chăng dây xung quanh nữa, tôi thầm nghĩ chắc taxi lại đi ẩu rồi va chạm gì đó rồi. Lôi điện thoại ra mới sực nhớ tôi tắt máy từ chiều, có khi vợ chờ lâu quá bắt xe ôm về rồi cũng nên. Tôi bật máy lên thì sững sờ thấy máy báo về hơn 30 cuộc gọi nhỡ, quá nửa là số lạ.
Một luồng gió lạnh thoảng qua, tôi ngước nhìn về phía chiếc taxi mà người ta đang xúm lại quanh kia, lòng bất an kinh khủng. Tôi bấm số cho vợ và muốn khuỵu xuống khi đầu dây kia báo thuê bao. Tôi gọi về nhà không ai bắt máy, gọi lên cơ quan thì người ta bảo vợ về lâu rồi.
Tôi chống xe xuống vụt chạy sang góc đường, hỏi những người dân đang đứng đó bàn tán. Mỗi người nói một kiểu càng làm tôi hoang mang, rằng tài xế say rượu đâm người, có vẻ là phụ nữ trung tuổi, bất tỉnh nhân sự, đưa đi cấp cứu ở đâu thì không rõ.
Tôi phóng như điên về nhà, chỉ mong thấy đèn điện sáng nhưng căn nhà tối om. Tôi ngồi bệt xuống sàn phòng khách và khóc như một đứa trẻ. Chưa bao giờ tôi thấy sợ hãi đến thế này, vợ tôi đang ở đâu, làm ơn hãy nói rằng người bị tai nạn đó không phải vợ tôi đi.
Điện thoại réo vang và tôi nhanh chóng chộp lấy, là số máy lạ ban nãy, tôi run run bấm nút nghe và nghe đầu dây bên kia quát ầm ĩ:
- Sao đến giờ anh mới nghe máy hả? Anh đang ở đâu? Gọi cho anh phải đến 20 cuộc rồi mà anh làm trò gì thế hả? Anh quên là hôm nay phải qua nhà mẹ ăn giỗ à? Mọi người còn chờ mỗi mình anh thôi đấy?
- Em.. em à? Có phải em không?
- Không em thì ai? Anh còn em nào khác ở ngoài à?
- Sao… sao em lại dùng số này?
- Điện thoại nhúng nước hỏng xừ rồi, em phải mượn tạm máy cũ của chị đồng nghiệp với mua sim mới lắp vào. Xui xẻo quá chồng ạ, có khi từ mai em phải thuê người giao hàng mất thôi.
Tôi chạy ào ra xe rồi phóng qua nhà mẹ. Vừa thấy vợ tôi ôm chầm lấy cô ấy. Vợ tôi bất ngờ cứ cấu cấu vào lung tôi rồi hỏi: “Anh làm sao đấy? Anh đập đầu vào đâu à? Anh làm gì có lỗi với em à?”. Tôi không trả lời, chỉ nói đi nói lại: “Từ giờ anh sẽ không bao giờ đón em muộn nữa đâu. Anh xin lỗi, anh thực sự xin lỗi.”
Vợ tôi chẳng hiểu mô tê ất giáp gì, chỉ biết gật gật đầu rồi xoa xoa lưng tôi.


Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào tôi cũng đưa vợ đi làm. Cô ấy hỏi mãi tôi cũng không chịu nói lý do, chỉ cằn nhằn bảo tôi vẽ chuyện, vòng vèo mất công. Còn tôi thì mặc kệ, cảm thấy được nghe vợ cằn nhằn cũng là một niềm hạnh phúc rồi.
Các anh em ạ, cuộc đời khó nói trước điều gì lắm. Đừng để đến khi mất rồi mới hối hận khôn nguôi. Tôi đã học được điều đó từ một lần đón vợ muộn.
-ST-

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Cách dạy con tiêu tiền tiết kiệm của mẹ Việt ở Tây

Đã sống và làm việc ở Anh 8 năm, có hai con, bé lớn 15 tuổi, bé nhỏ 2 tuổi, chị Hải Anh cho rằng không cần phải ở Tây mới có thể làm những gì người Tây làm và không cần phải ở Việt Nam mới có thể áp dụng kiểu giáo dục Việt Nam. Dưới đây là bài chia sẻ của chị về cách giáo dục con "nửa Tây nửa ta" của chị nơi xứ người.
Con gái tôi là người Việt nhưng tôi đưa cháu sang nước ngoài sống từ nhỏ. Bây giờ con tôi 15 tuổi. Tôi không yêu cầu con phải làm việc nhà như dọn dẹp hoặc phụ giúp nấu nướng, thời gian rảnh con có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hoặc nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên tôi có dạy cho con biết làm việc nhà và biết nấu nướng cơ bản. Khi con giúp tôi lau dọn nhà cửa hoặc nấu nướng, tôi đều trả tiền công cho con bằng hoặc gần bằng tiền thuê người giúp việc. Con tôi dùng tiền đó để mua sắm những gì cháu thích. Tôi không cho con tiền tiêu vặt hàng tuần giống như các bố mẹ Tây thường làm. Con muốn có tiền tiêu vặt phải làm việc và tích lũy. 
day-con-4748-1440671364.jpg
Ảnh minh họa: Time.
Khi con đề nghị mua sắm đồ dùng cho bản thân như đồ đi học, đồ đi chơi, quần áo giày dép và các thứ lặt văt khác, tôi chia làm 3 loại: Có; không; cân nhắc. Những thứ thật sự cần thiết được xếp vào nhóm "Có" tức là tôi sẽ mua cho con. Những thứ không cần thiết và cũng không có ích lợi gì sẽ xếp vào nhóm "Không" tức là tôi sẽ không mua cho và cũng không cho phép con mua kể cả là bằng tiền của con kiếm được. Những thứ không cần thiết nhưng cũng tốt nếu có, ví dụ như một cái váy đẹp hay một đôi giày sành điệu có thể cần đến những lúc đi chơi chẳng hạn tôi sẽ xếp vào nhóm "Cân nhắc", tức là tôi có thể đồng ý với một vài điều kiện:
Thứ nhất, khi con thích cái gì đó và muốn có bằng được, nì nèo, nài nỉ... tôi đề nghị con suy nghĩ 2 tuần, rồi sau đó nếu vẫn muốn thì lại nói chuyện với tôi. Với kinh nghiệm của tôi thì hầu hết những thứ con thích nhất thời nhưng sau 2 tuần thì không còn hứng thú nữa. Có những lúc thấy con không đả động đến món đồ đó, tôi hỏi con thì cháu bảo đã thay đổi ý định rồi và không thích cái đó nữa - tuổi teen là thế, cả thèm chóng chán.
Thứ hai, nếu con vẫn thích cái đó và nài nỉ tôi mua cho thì tôi lại áp dụng phương án thứ 2. Ví dụ sau 2 tuần thử thách mà con vẫn thích một cái váy đẹp giá 50 USD, tôi sẽ nói đồng ý nhưng thay vì mua, tôi cho con số tiền này và hỏi rằng nếu có 50 USD trong tay, con có chi hết số tiền đó để mua cái váy không? Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết tất cả những tình huống như thế con tôi đều thay đổi ý định vì cháu coi đó là tiền của mình, không nỡ tiêu số tiền này và nghĩ với 50 USD, cháu sẽ dành tiêu những thứ khác.
Ở Tây, thói quen chi tiêu theo kiểu làm đến đâu tiêu hết đến đấy, mua sắm bạt mạng nếu không thích thì không dùng hoặc vứt đi là chuyện thường. Tôi không thể để con tôi có thói quen đó được, vì thế chuyện chi tiêu tôi dạy con phải nghĩ cho kỹ xem có cần tiêu vào việc nào đó không. Tôi không dạy con mua đồ rẻ hay đắt, tôi dạy con tính đến giá trị sử dụng của món đồ mà con mua. Ví dụ, nếu con mua một cái quần bò 100 đôla nhưng con mặc cái quần đó thường xuyên vì nó đẹp, dễ chịu và tiện lợi thì còn tốt hơn là con mua một cái quần 10 đôla nhưng chỉ mặc có một lần rồi bỏ đó. 
Con tôi quen với cách giáo dục của tôi nên mọi chuyện trở nên bình thường. Cháu đã phân biệt được sự khác biệt giữa kiểu của tôi và kiểu của Tây và biết nhận xét. Con nói với tôi rằng, các bạn mua một chai nước ngọt hoặc một cái sandwich, uống một ngụm hoặc ăn một miếng thấy không ngon thì vứt vào sọt rác luôn. Con bảo cháu không làm thế, cháu sẽ ăn hết, uống hết và biết là không ngon thì lần sau sẽ không mua những thứ đó nữa. Nghe thấy con kể chuyện như vậy là tôi biết con đã lớn và biết phải có trách nhiệm rồi. 

Link bài:here

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

5 bài học từ chiến dịch Content Marketing của Coca-Cola

Với lịch sử phát triển hơn 100 năm, Coca Cola ngày càng khẳng định vị thế của mình trong thị trường kinh doanh nước giải khát. Bên cạnh bề dày về thời gian, các chiến lược kinh doanh, nội dung, thông điệp truyền tải của Coca Cola cũng nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh.
Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt cho Coca-Cola?
Bài học 1: Tạo nội dung mang tính lan truyền cao
Với thời đại công nghệ số và sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội, người dùng thường có xu hướng chia sẻ, tweet những nội dung, hình ảnh, video hay, độc đáo, từ đó gián tiếp lan truyền mạnh mẽ nội dung thương hiệu của doanh nghiệp. Nắm bắt được tâm lý này, Coca Cola sử dụng mạng xã hội như một công cụ tuyệt vời để tạo ra những nội dung độc đáo và sáng tạo vượt trội, những mini game để thu  hút sự quan tâm, like và chia sẻ từ phía người dùng. Coca-cola gọi những nội dung này là “ liquid content”.
Bài học rút ra.
Thay vì chỉ đăng tải nội dung chỉ để thông báo tin tức, hãy sáng tạo những bài viết, những hình ảnh, video với nội dung vượt trội, hấp dẫn người đọc, từ đó thúc đẩy nội dung được lan tỏa.
Thông thường, người dùng sẽ chia sẻ, like, comment những nội dung như sau:
  • Nội dung vô cùng  thú vị, tạo ra tiếng cười.
  • Độc đáo, sáng tạo vượt trội
  • Giới thiệu 1 sản phẩm mới với nhiều tính năng vượt trội.
  • Cuộc thi.
  • Sự kiện lớn, có tầm ảnh hưởng rộng.
  • Những bài học, kinh nghiệm sống từ những người thành công, nổi tiếng
  • Thông tin nóng đối với số đông.
  • Đồ miễn phí có giá trị và kích thích mong muốn sở hữu của người đọc.
  • Có tác động mạnh vào thính giác  và thị giác như ảnh đẹp, cảnh đẹp, nhạc hay, Clip hay…

Bài học 2: Nội dung luôn có sự liên kết chặt chẽ
Với Coca-cola, bất kỳ ý tưởng gì được thực hiện, được nêu ra luôn luôn phải có sự gắn kết với nhau và thống nhất với
  • Mục tiêu chung của doanh nghiệp
  • Thương hiệu
  • Lợi ích của khách hàng.
Từ đó, bài học rút ra là: khi bắt tay thực hiện bất kỳ một chiến dịch marketing nào, marketer luôn phải đảm bảo nội dung, thông điệp được truyền đi luôn nằm trong mục đích, sứ mệnh của doanh nghiệp, tránh việc tạo những nội dung đi quá xa so với chiến lược chung của cả công ty.
Điều này sẽ giúp tạo sự nhất quán cho cả công ty và khách hàng. Khi khách hàng nhớ tới hình ảnh của doanh nghiệp, thì sẽ nhớ ngay tới thông điệp, sứ mệnh mà công ty mang lại.
coca
Bài học 3: Tăng cường tính tương tác.
Tương tác không chỉ dừng lại ở việc khách hàng hỏi, bạn trả lời mà còn là sự kết nối, mang lại cho người dùng những hỗ trợ tốt nhất. Coca-cola hiểu rằng, social networks chính là phương tiện tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng tuyệt vời.
Cách duy nhất để hiểu khách hàng của mình chính là lắng nghe họ. Các mạng xã hội đều có chức năng comment – để lại ý kiến, phản hồi và chức năng reply – trả lời những ý kiến, commnet. Chính hệ thống tiện lợi này của social network đã giúp Coca-cola luôn giữ tương tác với người dùng một cách kịp thời cũng như lắng nghe những ý kiến, đóng góp từ phía người dùng.
Minh chứng cho tính tương tác này, vào tháng 5, 2014, trên mạng xã hội Twitter, Cocal-cola được tweet 1994 lần, như vậy tính trung bình có hơn 60 tweets một ngày. Tuy nhiên, Coca-cola luôn ưu tiên việc phản hồi và có tới 83% tweet đã được Coca-cola trả lời.
Việc duy trì tương tác với khách hàng không chỉ giúp gắn kết giữa doanh nghiệp với người dùng mà còn cho những người truy cập, khách hàng tiềm năng ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp, dịch vụ hỗ trợ khách hàng của thương hiệu.
Vậy, hãy luôn luôn trả lời những phản hồi của khách hàng một cách nhanh nhất, đó là cách để nâng cao tính tương tác và hiểu khách hàng hơn.
Bài học 4: Sử dụng dynamic story telling.
Ở những phương tiện truyền thống, phương tiện truyền thông chủ yếu là TV và báo chí, do đó, những câu chuyện về thương hiệu, về thành công được Cocal-Cola đưa ra một chiều và không có sự tương tác từ phía người dùng.
Nhận biết được nhược điểm này, Coca-Cola đã thay đổi chiến lược từ “One Way Story Telling” sang “Dynamic Story Telling”. Do đó, tận dụng website, mạng xã hội, Coca-Cola thúc đẩy việc phát triển nội dung kịp thời, phong phú. Điều đó có nghĩa là ngoài những câu chuyện về thương hiệu, thành công mà doanh nghiệp đạt được, Coca-Cola khuyến khích người dùng chia sẻ những câu chuyện, những khoảnh khắc diệu kỳ của khách hàng. Điều này không chỉ tạo ra hiệu ứng lan tỏa mà còn đem lại những trải nghiệm mới cho khách hàng.
Bài học 5: Sáng tạo không ngừng
Hẳn ai trong chúng ta đều biết chiến dịch “cá nhân hóa” in tên người dùng lên vỏ lon gần đây nhất và cũng mang lại tiếng vang nhất cho Coca-cola. Chiến dịch đã nhận được 18 triệu lượt xem trên các kênh mạng xã hội.  Lượng truy cập vào các trang Fanpage của Coca-Cola tăng 870%. 378.000 chai Coca-Cola với những tên riêng trên vỏ chai được tung ra thị trường. Thậm chí nhiều người phải xếp hàng chờ được in tên lên chai Coca hay tìm kiếm các gian hàng trong siêu thị chỉ để tìm thấy chai Coca mang tên mình.
Coca-Cola4
Đây chỉ là một trong rất nhiều chiến lược sáng tạo mà Coca-cola đưa ra. Có thể nói sáng tạo đã giúp Coca-Cola tạo nên sự khác biệt và đem lại thành công.
Những ý tưởng sáng tạo của Coca được thực hiện dựa vào nguyên lý  70/20/10
70%: Đó là những nội dung an toàn, có mức độ rủi ro thấp. Những nội dung này được triển khai hoặc dựa vào những ý tưởng đã được kiểm chứng và đã được áp dụng thành công trước đó.
20%: là những nội dung mang tính đổi mới thường đi sâu và chi tiết hơn, tập trung hướng tới nhóm khách hàng cụ thể.
10%: là những nội dung hoàn toàn mới mẻ và tất nhiên có độ rủi ro cao. Những ý tưởng này vô cùng sáng tạo, táo bạo hoặc cũng có thể là sự hoang tưởng. Với những nội dung này thường sẽ mang lại sự thành công tuyệt vời hoặc thất bại thảm hại.
Với nguyên lý 70/20/10 này, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng để mang lại để thực hiện những chiến lược đạt hiệu quả cao nhất.
(ST)