Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Dung hòa tài chính để hôn nhân hạnh phúc

Mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc, nhất là hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi.

Một thống kê cho thấy, mâu thuẫn về tiền bạc là nguyên nhân của 1/3 số vụ ly hôn của các cặp vợ chồng. Dù tiền bạc vẫn là chuyện khá tế nhị với những cặp đôi đang yêu, nhưng nó là lại là một trong những yếu tố quyết định trong hôn nhân. Vì vậy để giữ hôn nhân bền chặt, bạn cần có sự thảo luận thẳng thắn với nhau về vấn đề này ngay từ lúc có ý định kết hôn.
                                               

Tiền em em tiêu, tiền anh anh giữ:

dung hoa tài chính để hôn nhân hạnh phúc
Vốn là một cô nàng phóng khoáng và thích chưng diện, Mai tiêu tiền rất mạnh tay. Thời còn con gái, Mai chỉ chăm chăm tìm anh chàng nào có tiền, không là đại gia thì chí ít cũng là tiểu đại gia. Cuối cùng là Mai cũng toại nguyện khi “cưa” được anh sếp cỡ vừa của một công ty xây dựng. Tuy hơi lớn tuổi nhưng sự vững vàng về kinh tế của anh khiến mai gật đầu cái “rụp” về làm vợ anh. Mai nghĩ, tình yêu chỉ là chuyện lãng mạn của sinh viên. Sau này tay hòm chìa khóa thuộc về mình, mình thích làm gì cũng được, nhất là không thể từ bỏ thú vui spa, làm đẹp, mua sắm, cà phê, tán gẫu...
Nhưng ngay đêm tân hôn, Mai đã vỡ mộng khi toàn bộ tiền cưới thu được, cả quà mừng, nhẫn, dây chuyền, chồng tự tay cất hết rồi tuyên bố: “Tính em còn trẻ con và hay tiêu xài hoang phí, không có kế hoạch, nên các khoản tiền trong nhà anh sẽ giữ. Em cần gì thì nói anh sẽ đưa để em dùng”.
Chồng Mai lại là người tiết kiệm. Anh vốn sinh ra là con nhà nghèo. Đồng tiền kiếm được vất vả nên anh rất chắt chiu. Nếu không phải là những công to việc lớn, có ý kiến thế nào thì nhất định chồng cô không chịu “xuất”. Với đồng lương còm cõi hàng tháng của Mai, chuyện đi spa, làm đẹp trở thành ước mơ xa vời. Nhiều lúc cô phát điên và cảm thấy mình bị lừa bởi lão chồng già ki bo.

Lời khuyên của chuyên gia:

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, lỗi của các cặp đôi khi rơi vào cảnh mâu thuẫn tiền bạc là thay vì nói “của chúng ta”, họ lại vẫn dùng từ “của tôi”. Chỉ khi nào nhận thức được hai chữ “của chúng ta” và “của tôi” các cặp đôi mới hi vọng giải quyết mâu thuẫn và giữ vững hạnh phúc.
Cái sai của các cặp vợ chồng giống như trên đây là chưa có sự chín chắn, chưa tin tưởng nhau và chưa có kế hoạch ngay từ khi còn yêu. Họ đến với nhau và quyết định hôn nhân vì mỗi người riêng một mục đích, nên thiếu sự đồng lòng ngay từ ban đầu. Vì vậy họ chưa có cái “ta” chung mà cái “tôi” thì lại còn quá lớn.
Hiện nay, nhiều đôi vợ chồng trẻ khá phóng khoáng nên quan niệm của họ về tiền bạc cũng rất thoáng. Khi mới cưới nhau xong, họ thống nhất tiền của ai người nấy tiêu. Khi có việc gì chung thì sẽ bàn bạc, cùng đóng góp. Tuy nhiên, vợ chồng là một sự thống nhất. Giữa họ, tất cả mọi thứ đều chung: Chung mâm cơm, chung gia đình, chung con cái, chung bạn bè… Một khi những cái chung đó phát sinh tài chính là những rắc rối lập tức xảy ra. Lúc đó họ bắt đầu hạch sách nhau, trách móc vì việc đưa nhiều đưa ít, nghi ngờ và dẫn đến rạn nứt mối quan hệ.
Mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc, nhất là hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi. Vì thế, một cuộc hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của người vợ và chồng khi quan niệm về tiền bạc.
dung hòa tài chính để hôn nhân hành phúc
Trước khi kết hôn, các cặp đôi nên trao đổi với đối phương quan niệm về tiền bạc, cách chi tiêu. Chẳng hạn như, bạn muốn hai người sẽ đóng góp chi tiêu cho gia đình theo mức thu nhập hay bạn muốn đóng góp một cách công bằng? Ai là người giữ tiền và khoản tiền tiết kiệm nên được dùng vào việc gì. Ngoài ra, hai người nên nói chuyện một cách thẳng thắn về những khoản nợ cá nhân hay các khoản vay chưa được thanh toán…
Hãy đặt ra các các mục tiêu chung và cùng nhau thực hiện. Chẳn hạn hai bạn có kế hoạch trong tương lai như mua nhà, sinh con hay du lịch… Điều này sẽ giúp cả hai bạn chi tiêu đúng hướng, không xảy ra các mâu thuẫn nhỏ nhặt vì các khoản chi tiêu không cần thiết và tập trung thực hiện những kế hoạch của gia đình một cách hợp lý.
Nếu một trong hai người có mức thu nhập cao hơn người kia thì việc quản lý tiền sẽ phải rất tế nhị. Nếu chồng có thu nhập cao hơn vợ, điều tối kỵ nhất là người chồng kiêm luôn tay hòm chìa khóa. Còn trong trường hợp vợ có mức thu nhập cao, cũng hãy để người chồng cùng chia sẻ trách nhiệm, có như vậy người chồng mới tự tin, thoải mái và cảm thấy mình được vợ tôn trọng.
Các cặp đôi nên học cách chia sẻ trách nhiệm quản lý tiền bạc. Điều này giúp mỗi người có thể đóng góp quan điểm của mình trong việc chi tiêu, điều hòa mối quan hệ để tránh mọi cãi vã trong gia đình. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét