This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Cách dạy con tiêu tiền tiết kiệm của mẹ Việt ở Tây

Đã sống và làm việc ở Anh 8 năm, có hai con, bé lớn 15 tuổi, bé nhỏ 2 tuổi, chị Hải Anh cho rằng không cần phải ở Tây mới có thể làm những gì người Tây làm và không cần phải ở Việt Nam mới có thể áp dụng kiểu giáo dục Việt Nam. Dưới đây là bài chia sẻ của chị về cách giáo dục con "nửa Tây nửa ta" của chị nơi xứ người.
Con gái tôi là người Việt nhưng tôi đưa cháu sang nước ngoài sống từ nhỏ. Bây giờ con tôi 15 tuổi. Tôi không yêu cầu con phải làm việc nhà như dọn dẹp hoặc phụ giúp nấu nướng, thời gian rảnh con có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hoặc nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên tôi có dạy cho con biết làm việc nhà và biết nấu nướng cơ bản. Khi con giúp tôi lau dọn nhà cửa hoặc nấu nướng, tôi đều trả tiền công cho con bằng hoặc gần bằng tiền thuê người giúp việc. Con tôi dùng tiền đó để mua sắm những gì cháu thích. Tôi không cho con tiền tiêu vặt hàng tuần giống như các bố mẹ Tây thường làm. Con muốn có tiền tiêu vặt phải làm việc và tích lũy. 
day-con-4748-1440671364.jpg
Ảnh minh họa: Time.
Khi con đề nghị mua sắm đồ dùng cho bản thân như đồ đi học, đồ đi chơi, quần áo giày dép và các thứ lặt văt khác, tôi chia làm 3 loại: Có; không; cân nhắc. Những thứ thật sự cần thiết được xếp vào nhóm "Có" tức là tôi sẽ mua cho con. Những thứ không cần thiết và cũng không có ích lợi gì sẽ xếp vào nhóm "Không" tức là tôi sẽ không mua cho và cũng không cho phép con mua kể cả là bằng tiền của con kiếm được. Những thứ không cần thiết nhưng cũng tốt nếu có, ví dụ như một cái váy đẹp hay một đôi giày sành điệu có thể cần đến những lúc đi chơi chẳng hạn tôi sẽ xếp vào nhóm "Cân nhắc", tức là tôi có thể đồng ý với một vài điều kiện:
Thứ nhất, khi con thích cái gì đó và muốn có bằng được, nì nèo, nài nỉ... tôi đề nghị con suy nghĩ 2 tuần, rồi sau đó nếu vẫn muốn thì lại nói chuyện với tôi. Với kinh nghiệm của tôi thì hầu hết những thứ con thích nhất thời nhưng sau 2 tuần thì không còn hứng thú nữa. Có những lúc thấy con không đả động đến món đồ đó, tôi hỏi con thì cháu bảo đã thay đổi ý định rồi và không thích cái đó nữa - tuổi teen là thế, cả thèm chóng chán.
Thứ hai, nếu con vẫn thích cái đó và nài nỉ tôi mua cho thì tôi lại áp dụng phương án thứ 2. Ví dụ sau 2 tuần thử thách mà con vẫn thích một cái váy đẹp giá 50 USD, tôi sẽ nói đồng ý nhưng thay vì mua, tôi cho con số tiền này và hỏi rằng nếu có 50 USD trong tay, con có chi hết số tiền đó để mua cái váy không? Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết tất cả những tình huống như thế con tôi đều thay đổi ý định vì cháu coi đó là tiền của mình, không nỡ tiêu số tiền này và nghĩ với 50 USD, cháu sẽ dành tiêu những thứ khác.
Ở Tây, thói quen chi tiêu theo kiểu làm đến đâu tiêu hết đến đấy, mua sắm bạt mạng nếu không thích thì không dùng hoặc vứt đi là chuyện thường. Tôi không thể để con tôi có thói quen đó được, vì thế chuyện chi tiêu tôi dạy con phải nghĩ cho kỹ xem có cần tiêu vào việc nào đó không. Tôi không dạy con mua đồ rẻ hay đắt, tôi dạy con tính đến giá trị sử dụng của món đồ mà con mua. Ví dụ, nếu con mua một cái quần bò 100 đôla nhưng con mặc cái quần đó thường xuyên vì nó đẹp, dễ chịu và tiện lợi thì còn tốt hơn là con mua một cái quần 10 đôla nhưng chỉ mặc có một lần rồi bỏ đó. 
Con tôi quen với cách giáo dục của tôi nên mọi chuyện trở nên bình thường. Cháu đã phân biệt được sự khác biệt giữa kiểu của tôi và kiểu của Tây và biết nhận xét. Con nói với tôi rằng, các bạn mua một chai nước ngọt hoặc một cái sandwich, uống một ngụm hoặc ăn một miếng thấy không ngon thì vứt vào sọt rác luôn. Con bảo cháu không làm thế, cháu sẽ ăn hết, uống hết và biết là không ngon thì lần sau sẽ không mua những thứ đó nữa. Nghe thấy con kể chuyện như vậy là tôi biết con đã lớn và biết phải có trách nhiệm rồi. 

Link bài:here

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

5 bài học từ chiến dịch Content Marketing của Coca-Cola

Với lịch sử phát triển hơn 100 năm, Coca Cola ngày càng khẳng định vị thế của mình trong thị trường kinh doanh nước giải khát. Bên cạnh bề dày về thời gian, các chiến lược kinh doanh, nội dung, thông điệp truyền tải của Coca Cola cũng nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh.
Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt cho Coca-Cola?
Bài học 1: Tạo nội dung mang tính lan truyền cao
Với thời đại công nghệ số và sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội, người dùng thường có xu hướng chia sẻ, tweet những nội dung, hình ảnh, video hay, độc đáo, từ đó gián tiếp lan truyền mạnh mẽ nội dung thương hiệu của doanh nghiệp. Nắm bắt được tâm lý này, Coca Cola sử dụng mạng xã hội như một công cụ tuyệt vời để tạo ra những nội dung độc đáo và sáng tạo vượt trội, những mini game để thu  hút sự quan tâm, like và chia sẻ từ phía người dùng. Coca-cola gọi những nội dung này là “ liquid content”.
Bài học rút ra.
Thay vì chỉ đăng tải nội dung chỉ để thông báo tin tức, hãy sáng tạo những bài viết, những hình ảnh, video với nội dung vượt trội, hấp dẫn người đọc, từ đó thúc đẩy nội dung được lan tỏa.
Thông thường, người dùng sẽ chia sẻ, like, comment những nội dung như sau:
  • Nội dung vô cùng  thú vị, tạo ra tiếng cười.
  • Độc đáo, sáng tạo vượt trội
  • Giới thiệu 1 sản phẩm mới với nhiều tính năng vượt trội.
  • Cuộc thi.
  • Sự kiện lớn, có tầm ảnh hưởng rộng.
  • Những bài học, kinh nghiệm sống từ những người thành công, nổi tiếng
  • Thông tin nóng đối với số đông.
  • Đồ miễn phí có giá trị và kích thích mong muốn sở hữu của người đọc.
  • Có tác động mạnh vào thính giác  và thị giác như ảnh đẹp, cảnh đẹp, nhạc hay, Clip hay…

Bài học 2: Nội dung luôn có sự liên kết chặt chẽ
Với Coca-cola, bất kỳ ý tưởng gì được thực hiện, được nêu ra luôn luôn phải có sự gắn kết với nhau và thống nhất với
  • Mục tiêu chung của doanh nghiệp
  • Thương hiệu
  • Lợi ích của khách hàng.
Từ đó, bài học rút ra là: khi bắt tay thực hiện bất kỳ một chiến dịch marketing nào, marketer luôn phải đảm bảo nội dung, thông điệp được truyền đi luôn nằm trong mục đích, sứ mệnh của doanh nghiệp, tránh việc tạo những nội dung đi quá xa so với chiến lược chung của cả công ty.
Điều này sẽ giúp tạo sự nhất quán cho cả công ty và khách hàng. Khi khách hàng nhớ tới hình ảnh của doanh nghiệp, thì sẽ nhớ ngay tới thông điệp, sứ mệnh mà công ty mang lại.
coca
Bài học 3: Tăng cường tính tương tác.
Tương tác không chỉ dừng lại ở việc khách hàng hỏi, bạn trả lời mà còn là sự kết nối, mang lại cho người dùng những hỗ trợ tốt nhất. Coca-cola hiểu rằng, social networks chính là phương tiện tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng tuyệt vời.
Cách duy nhất để hiểu khách hàng của mình chính là lắng nghe họ. Các mạng xã hội đều có chức năng comment – để lại ý kiến, phản hồi và chức năng reply – trả lời những ý kiến, commnet. Chính hệ thống tiện lợi này của social network đã giúp Coca-cola luôn giữ tương tác với người dùng một cách kịp thời cũng như lắng nghe những ý kiến, đóng góp từ phía người dùng.
Minh chứng cho tính tương tác này, vào tháng 5, 2014, trên mạng xã hội Twitter, Cocal-cola được tweet 1994 lần, như vậy tính trung bình có hơn 60 tweets một ngày. Tuy nhiên, Coca-cola luôn ưu tiên việc phản hồi và có tới 83% tweet đã được Coca-cola trả lời.
Việc duy trì tương tác với khách hàng không chỉ giúp gắn kết giữa doanh nghiệp với người dùng mà còn cho những người truy cập, khách hàng tiềm năng ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp, dịch vụ hỗ trợ khách hàng của thương hiệu.
Vậy, hãy luôn luôn trả lời những phản hồi của khách hàng một cách nhanh nhất, đó là cách để nâng cao tính tương tác và hiểu khách hàng hơn.
Bài học 4: Sử dụng dynamic story telling.
Ở những phương tiện truyền thống, phương tiện truyền thông chủ yếu là TV và báo chí, do đó, những câu chuyện về thương hiệu, về thành công được Cocal-Cola đưa ra một chiều và không có sự tương tác từ phía người dùng.
Nhận biết được nhược điểm này, Coca-Cola đã thay đổi chiến lược từ “One Way Story Telling” sang “Dynamic Story Telling”. Do đó, tận dụng website, mạng xã hội, Coca-Cola thúc đẩy việc phát triển nội dung kịp thời, phong phú. Điều đó có nghĩa là ngoài những câu chuyện về thương hiệu, thành công mà doanh nghiệp đạt được, Coca-Cola khuyến khích người dùng chia sẻ những câu chuyện, những khoảnh khắc diệu kỳ của khách hàng. Điều này không chỉ tạo ra hiệu ứng lan tỏa mà còn đem lại những trải nghiệm mới cho khách hàng.
Bài học 5: Sáng tạo không ngừng
Hẳn ai trong chúng ta đều biết chiến dịch “cá nhân hóa” in tên người dùng lên vỏ lon gần đây nhất và cũng mang lại tiếng vang nhất cho Coca-cola. Chiến dịch đã nhận được 18 triệu lượt xem trên các kênh mạng xã hội.  Lượng truy cập vào các trang Fanpage của Coca-Cola tăng 870%. 378.000 chai Coca-Cola với những tên riêng trên vỏ chai được tung ra thị trường. Thậm chí nhiều người phải xếp hàng chờ được in tên lên chai Coca hay tìm kiếm các gian hàng trong siêu thị chỉ để tìm thấy chai Coca mang tên mình.
Coca-Cola4
Đây chỉ là một trong rất nhiều chiến lược sáng tạo mà Coca-cola đưa ra. Có thể nói sáng tạo đã giúp Coca-Cola tạo nên sự khác biệt và đem lại thành công.
Những ý tưởng sáng tạo của Coca được thực hiện dựa vào nguyên lý  70/20/10
70%: Đó là những nội dung an toàn, có mức độ rủi ro thấp. Những nội dung này được triển khai hoặc dựa vào những ý tưởng đã được kiểm chứng và đã được áp dụng thành công trước đó.
20%: là những nội dung mang tính đổi mới thường đi sâu và chi tiết hơn, tập trung hướng tới nhóm khách hàng cụ thể.
10%: là những nội dung hoàn toàn mới mẻ và tất nhiên có độ rủi ro cao. Những ý tưởng này vô cùng sáng tạo, táo bạo hoặc cũng có thể là sự hoang tưởng. Với những nội dung này thường sẽ mang lại sự thành công tuyệt vời hoặc thất bại thảm hại.
Với nguyên lý 70/20/10 này, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng để mang lại để thực hiện những chiến lược đạt hiệu quả cao nhất.
(ST)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Chạy text trên path từ lớn tới nhỏ trên AI

B1: Gõ nội dung cần thể hiện bằng công cụ text tool
B 2: Ta tạo 1 shape hình chữ nhật và thực hiện biến dạng cho nhọn 1 đầu, di chuyển shape này nằm lên trên dòng text, chọn cả text và shape thực hiện lệnh: object – envelope distort – make with top object. Ta đuợc 1 text đã wrap.
B 3: chọn text đã wrap và dùng lệnh: Object – expand.
B 4: Ta định nghĩa text wrap đã được expand này thành 1 art brush bằng cách chọn nó và nhấn F5 mở hộp brush chọn new brush – new art brush. Như vậy ta đã có 1 brush dạng text.
B 5: Dùng công cụ Spiral Tool và drag, ta vẽ đuợc hình xoắn ốc.
B 6: Ta chọn đối tượng spiral và apply brush cho stroke của đối tượng này. Bây giờ thì ta đuợc sản phẩm rồi đó.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

15 điều "phũ" nhưng thật rút ra từ cuộc sống

1. Tiền thì mua được đồ ăn. Nhưng tiền lại không mua được tình yêu. Trớ trêu thay, tình yêu lại là thứ không ăn được!
2. Người giàu chưa chắc sung sướng, nhưng người nghèo chắc chắn khổ. Tiền không cho bạn tất cả nhưng cho bạn nhiều thứ.
3. Tất cả những chàng hoàng tử và nàng công chúa trong truyện cổ tích hồi nhỏ đều đang bận sống hạnh phúc mãi mãi về sau trong trang giấy rồi. Họ sẽ không bước ra ngoài thế giới thật đâu. Thế nên là: Ảo tưởng ít thôi!


4. Ngay cả khi bạn nỗ lực nhất, sẽ vẫn luôn có những người khác nỗ lực hơn cả thế. Sự nỗ lực không bao giờ là đủ, là nhiều, thế nên đừng bao giờ ngừng cố gắng trong bất cứ chuyện gì. Tôi không nói bạn nỗ lực rồi sẽ thành công, nhưng muốn thành công bạn bắt buộc phải nỗ lực.
5. Đừng nói rằng ai đó may mắn khi họ thành công khi bạn không hề biết câu chuyện của họ.
6. Sau cơn mưa có thể sẽ có cầu vồng, hoặc mưa to hơn nhưng yên tâm bạn vẫn có chương trình dự báo thời tiết. Tuy nhiên dự báo cũng chỉ là... dự báo. Hãy trù liệu mọi khả năng có thể xảy ra dù là xấu nhất.

7. Càng lớn lên lại càng thấy mình nhỏ bé. Càng lớn lên, những ước mơ lại càng nhỏ lại. Khi còn là một đứa trẻ, có phải bạn đã từng ước mơ lớn lên sẽ làm siêu nhân, làm phi hành gia, làm tổng thống đúng không? Còn bây giờ, khi đã lớn lên thực sự, đôi khi chỉ còn mong mỏi sao mình có một ước mơ, một đam mê để theo đuổi. Nhưng đó, tất cả những điều đó, được gói ghém nhẹ nhàng vào dưới hình thức của hai chữ “thực tế”.
8. Tất cả mọi người đều có những câu chuyện của riêng mình, đều có những nỗi buồn, những lo lắng, không dưới cách này thì cách khác. Bạn không phải người duy nhất, tôi không phải người duy nhất. Thế nên có thể thôi ngay cái suy tưởng rằng mình là kẻ bất hạnh xui xẻo mỗi khi gặp vấn đề gì đi.

9. Không ai yêu bạn bằng chính bạn và bố mẹ bạn đâu. Có lẽ bạn đã nghe câu này vài ngàn lần rồi, nhưng đừng đặt niềm tin tuyệt đối vào một ai đó không phải bản thân hay bố mẹ mình.
10. Đừng mong đợi cỗ xe bí ngô bí đỏ nào đó sẽ đỗ trước cổng nhà đợi bạn, hãy kiếm tiền và tự mua cho mình một cái xe, xe đạp, xe máy, xe hơi, miễn là bạn tự làm ra nó. Vì trông đẹp vậy thôi, chứ xe bí ngô có lẽ cũng xóc lắm!
11. Làm Tấm cũng được, làm Cám cũng được, nhưng đừng làm con cá bống chỉ há miệng chờ cho ăn.

12. Đừng cảm thấy buồn nếu bạn sinh ra không phải con của tỷ phú, hãy làm sao để con bạn sinh ra là con của tỷ phú. Hoặc triệu phú thôi cũng được rồi.
13. Nếu ước mơ của bạn không thành, vậy thì mơ ước mơ khác là được rồi. Nếu tình yêu kết thúc, vậy thì yêu tình yêu khác là được rồi. Vì dù thế nào Trái Đất vẫn quay và cuộc sống vẫn tiếp tục đã bao giờ ngừng lại được đâu.

14. Thật khó để nói những kỷ niệm là thứ chúng ta có hay mất. Chỉ có thể thật trân trọng chúng.
15. Pháo hoa lấp lánh rực rỡ là vậy nhưng rồi sẽ tan ngay đi. Nhưng ít nhất, thà một lần được tỏa sáng còn hơn mãi vô hình trong bóng tối.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Người dân có quyền khởi kiện nếu xe vi phạm giao thông tạm giữ bị hư hại

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều phương tiện vi phạm giao thông của người dân đang bị giam giữ tại các nhà kho của công an, chính quyền địa phương; nhiều trường hợp xe sau khi được chủ sở hữu lấy về thì bị mất linh kiện, xe hư hỏng nặng. Nhiều phương tiện trong bãi tạm giữ có nguy cơ biến thành đống sắt vụn.
Vậy trong trường hợp này người dân có quyền khiếu kiện hay không? Và ai là người có trách nhiệm bảo quản các phương tiện này?

Theo khoản 5 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định
“ Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
  1. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Vậy, với việc xe bị tam giữ để trong kho, bãi bị mất mát linh kiện, hoặc bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường; nếu không được bồi thường người dân có quyền khởi kiện.
Theo Điều 254 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Toà án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật”.
Việc các xe máy vi phạm giao thông và bị tạm giữ thì chủ xe không bị mất quyền sở hữu, trừ trường hợp bị tịch thu, sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe bị tạm giữ để trong bãi bị hư hỏng, mất mát linh kiện thì người ra quyết định tạm giữ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu không được bồi thường hoặc có tranh chấp về mức bồi thường, người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

– Luật sư Vũ Văn Thiệu khẳng định với báo Infonet
Hiện nay, số lượng xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông rất lớn, trong khi các kho bảo quản đã chật hết nên tài sản của người dân có những nơi phải để ngoài trời, che phủ bạt tạm khiến nhiều người rất bức xúc. Việc hiểu luật giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn quyền lợi của mình khi bị xâm hại.
Phụ lục:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính


1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Trình Tự Lễ Ăn Hỏi

Nhà trai phải tính toán thời gian đi lại và phải đến nhà gái đúng giờ đẹp để tiến hành nghi thức lễ ăn hỏi.
mamqua1.jpg
Nhà trai sẽ mang tráp, mâm quả sang nhà gái để làm lễ ăn hỏi.
Hầu hết các đôi uyên ương đều biết lễ ăn hỏi là nghi thức truyền thống cần có trong đám cưới ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình của nghi lễ này. Vì vậy báo Ngôi Sao sẽ tóm tắt những công đoạn sẽ diễn ra trong buổi lễ ăn hỏi để các bạn trẻ không khỏi lúng túng và bối rối.
1. Chuẩn bị trước buổi lễ
  • Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7 đến 15 tráp tùy nhà, còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn). Trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.
  • Tùy số lượng tráp, nhà trai phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội nữ có số lượng tương ứng để đỡ tráp.
  • Hai nhà lựa chọn ra một giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Tới đúng ngày đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.
  • Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chuẩn bị.
2. Màn chào hỏi và trao lễ vật
  • Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan.
  • Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.
  • Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được hai nhà thống nhất trước.
3. Mời nước, trò chuyện
  • Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.
  • Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến.
  • Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.
  • Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.
4. Cô dâu ra mắt hai gia đình
  • Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi ).
  • Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.
5. Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái
  • Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.
  • Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
6. Bàn bạc về lễ cưới
  • Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.
  • Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.
7. Nhà gái lại quả cho nhà trai
  • Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.
  • Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
  • Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất từ trước để nhà gái có kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.
Thông thường, lễ ăn hỏi diễn ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nghi lễ không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, nên dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.

Lễ Ăn Hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong hôn nhân của đôi bạn trẻ, từ đây họ sẽ chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới và chỉ chờ đến ngày tổ chức hôn lễ với sự góp mặt đông đủ của họ hàng, bạn bè hai bên.
Trong chẵn ngoài lẻ
Trong các thủ tục ngày cưới của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được coi trọng nhất và phần chuẩn bị lễ vật để nhà trai đưa tới nhà gái sẽ được quan tâm đặc biệt bởi các vật phẩm này sẽ thể hiện sự chu đáo của nhà trai.  
mamquale_hoi1.jpg 
Lễ vật ăn hỏi miền Bắc thường trong chẵn ngoài lẻ 
Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp. Ở miền Bắc ( các tỉnh, thành từ Huế trở ra), nhà trai khi chuẩn bị đám hỏi sẽ phải chuẩn bị tráp lễ vật mà số lượng tráp là lẻ, có thể từ 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, có những gia đình chọn tới 11, 15 tráp).  Trong các tráp, số lượng vật phẩm phải là số chẵn (ví dụ như 100 chiếc bánh cốm, 100 gói chè sen). 
Sở dĩ số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc luôn luôn là số lẻ và số lễ trên mâm quả thì nhất thiết phải là số chẵn, luôn đi theo cặp  bởi số lẻ tượng trương cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Sắp xếp như vậy với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.
Các tráp lễ vật thường có:
  • Trầu Cau
  • Bánh cốm
  • Chè
  • Hạt sen
  • Rượu
  • Thuốc lá 
  • Bánh xu xê (phu thê)
  • Trái cây
  • Phong bì tiền (lễ đen) được để vào một tráp riêng hoặc để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái
Số lượng tráp mâm quả và các loại lễ vật cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu (thách cưới), tùy thuộc vào từng gia đình.
Sách Thọ Mai Gia Lễ ra đời giữa thế kỷ 18 . Sách Việt Nam Phong Tục Tập Quán của học giả Phan Kế Bính ( vào đầu thế kỷ 20 ) cũng đã nói về điều này . Nhưng người ta còn chỉ rõ cô dâu chú rể ở tuổi nào thì dùng 3,5,7,9,11 tráp chứ không hổ lốn như ngày nay . Sách cũng chỉ rõ rất ít khi người ta dùng 7 tráp lễ . Vì theo quan niệm người Trung Quốc ( Thất Lễ ) .Đối với người Việt từ xa xưa rất coi trọng Ngũ Phúc nên người ta dùng 5 tráp lễ là phổ biến. Nó đặc trưng cho Phúc- Lộc Thọ - Hỷ - Tài. ( Hay Phúc - Lộc Thọ - Khang - Ninh )
Bài trí lễ vật trong các tráp
Dù số lượng từ ít là 3 tráp đến nhiều là 11 tráp thì mâm trầu cau truyền thống là mâm không thể thiếu được trong lễ ăn hỏi. “Miếng trầu mở đầu câu chuyện”, là vật lễ dẫn dắt đầu tiên rồi mới đến những loại mâm lễ khác. Sau đó tùy vào số lượng tráp cưới mà người ta chọn lựa các lễ vật khác cho lễ ăn hỏi.
mamquale_hoi2.jpg
Mâm trầu cau không thể thiếu trong lễ vật ăn hỏi  
  • Lễ ăn hỏi 3 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen.
  • Lễ ăn hỏi 5 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.
  • Lễ ăn hỏi 7 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
  • Lễ ăn hỏi 9 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.
  • Lễ ăn hỏi 11 tráp thường có ít nhà chọn lựa, và ngoài những mâm quả như lễ 9 tráp, người ta có thể thêm vào đó những vật lễ khác, chẳng hạn như: tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh… Tất cả các lễ vật được sắp xếp rất đẹp, theo hình tháp, bày trong mâm quả sơn son thếp vàng, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.

Vài nét về tục lệ cưới

Thế nào là lễ vấn danh? Tại sao lại có nơi làm lễ ăn hỏi, có gia đình thì không? Những nghi lễ cưới bắt buộc là gì? Đây là những câu hỏi mà các cô dâu, chú rể thường đau đầu vì không hiểu rõ nghi lễ cưới như thế nào cho hợp lý, đúng thuần phong mỹ tục. Đặc biệt, xã hội càng hiện đại thì nghi lễ cưới càng được giản tiện hoặc chuyển sang hình thức khác cho phù hợp với điều kiện từng gia đình. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ cưới, dưới đây xin chia sẻ những kiến thức trong “Tục cưới hỏi ở Việt Nam” (tác giả Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo):
Khởi thủy trong đám cưới nhà nho thường có 6 lễ:
1. Nạp thái (kén chọn)
Là đưa lễ để tỏ ý đã kén chọn, tục gọi là chạm mặt hay dạm vợ. Nhà trai chuẩn bị sính lễ và nhờ người mai mối đến nhà gái để đặt vấn đề. Nếu nhà gái đồng ý thì nhận lễ vật, còn không thì xem như mọi chuyện như chưa xảy ra.
Lễ vật thường tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
vai-net-ve-le-nghi-cuoi-hoi-1.jpg
2. Vấn danh (hỏi tên tuổi cô gái)
Sau khi gia đình nhà gái nhận lễ vật, người mai mối có trách nhiệm và thông báo tình hình cho nhà trai. Sau đó, nhà trai lại tiếp tục nhờ người tới nhà gái để tìm hiểu tên tuổi, ngày sinh tháng để của cô gái để về bốc quẻ, xem bói, nếu mọi việc tốt đẹp thì hôn nhân mới có thể tiếp tục.
Quan niệm của người xưa là vợ chồng hợp tuổi nhau thì mới có thể sống hạnh phúc, ăn nên làm ra (ngày nay chúng ta vẫn còn giữ quan niệm này). Lễ vấn danh cũng ra đời từ đó.
3. Nạp cát (báo cho nhà gái biết bói được quẻ tốt)
Theo truyền thống, nghi thức nạp cát gần giống như nghi thức nạp thái.
4. Thỉnh kỳ (bàn bạc định ngày để làm lễ cưới hỏi )
Sau khi đã chọn được ngày lành tháng tốt, nhà trai đến nhà gái thông báo để bàn bạc, thương lượng ngày tổ chức hôn lễ).
5. Nạp tệ (đưa lễ cưới hỏi )
Nhà trai chuẩn bị sính lễ đem đến nhà gái, biểu lộ mong muốn có cô gái về làm dâu nhà mình. Nếu nhà gái đón nhận sính lễ thì mọi việc xem như đã được xác nhận. Thông thường trong ngày này, người ta hay tổ chức cỗ bàn tiệc rượu, và cô dâu tương lai có thể gặp họ hàng nhà trai.
6. Thân nghinh (đón dâu)
Vào ngày hoàng đạo, chú rể trực tiếp tới nhà gái đón cô dâu.  Người xưa tin rằng dương luôn hạ âm, nam bao giờ cũng trước nữ, cho nên việc chú rể đích thân đi đón dâu là biểu thị tình cảm yêu thương.
7. Lễ lại mặt
Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.


vai-net-ve-le-nghi-cuoi-hoi-2.jpg
Ngày đón dâu, cả nhà trai và nhà gái đến làm lễ cáo từ đường.
Ngày vu quy, cô dâu lên lễ từ đường nhà chồng và chào họ nhà trai.
Lễ hợp cẩn, CD-CR cùng chung chén rượu và ăn cùng một mâm.
Đám cưới phải có chủ hôn. Chủ hôn phải là ông hoặc cha của chú rể. Nếu không có người thân thích, hàng chủ bác sẽ làm chủ hôn. Chủ hôn phải không có tang cơ niên (tang một năm trở lên – tức trong vòng một năm trở lại thì không vướng tang ma gì)
Ngày nay, 6 lễ này đã giảm còn 3 lễ:
1. Lễ chạm ngõ
Khi xác định được ngày tốt, nhà trai sắm một lễ mọn cúng tổ tiên để báo về công việc hệ trọng đối với chàng trai. Sau đấy, nhà trai sửa một lễ mang sang nhà gái. Đó là một cơi trầu têm cánh phượng, cau bổ tư bẻ cánh tiên. Tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình mà lễ này có thể có thêm trà, mứt, bánh…
Trước khi nhà trai từ giã, nhà gái thường sẻ một phần lễ để biếu lại nhà trai gọi là lại quả.
Có nhiều gia đình không có lễ chạm ngõ. Ngày nay, lễ chạm ngõ thường được xem như  cùng lễ ăn hỏi.
2. Lễ ăn hỏi
Về ý nghĩa, lễ ăn hỏi cũng như lễ chạm ngõ, nhưng được tổ chức lớn hơn, nhiều lễ vật hơn.
Nhà trai, cũng phải chọn ngày tốt, chuẩn bị cau trầu, rượu (là phần lễ không thể thiếu), một số nơi có bánh hỏi, xôi gấc, bánh cốm, bánh chưng, lợn quay…
Việc đưa thiếp mời hoặc mời miệng đến chung vui cũng được hai họ tiến hành vào ngày này (đó là vào ngày xưa). Ngày nay, lễ ăn hỏi có thể được nhập với lễ cưới và việc đưa thiếp mời do CD-CR, gia đình hai họ đã được tiến hành trước lễ cưới 1-2 tuần, để bạn bè thân hữu có thể sắp xếp thời gian mà tới dự.
3. Lễ cưới
Có nghi thức đưa sính lễ (nếu nhập lễ ăn hỏi vào làm một), lễ cáo từ đường, đón dâu và lễ hợp cẩn. Sau đó CD-CR cùng đi chúc rượu với người tham dự trong tiệc cưới. Các nghi lễ này có thể thêm hay bớt tùy đặc trưng phong tục từng miền và điều kiện của gia đình hai họ.
Thực chất, các CD-CR ngày nay để ý đến việc tránh điềm lành dữ trong đám cưới, chọn ngày tốt – xấu hơn là cố gắng làm theo đúng nghi thức truyền thống, vì qua bao thế hệ, nghi lễ cưới đã thay đổi nhiều và một số nghi lễ rườm rà trở nên không cần thiết nữa. Nhiều gia đình chỉ còn giữ lại 2 tục lệ chính là lễ ăn hỏi và lễ cưới !

Bổ sung nghi lễ của Lễ cưới - Thành hôn (diễn ra vào ngày rước dâu)

Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu (như ở dưới sẽ nêu). Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp phần với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn (bố mẹ chồng sẽ trao lúc làm lễ ở nhà gái trước đông đủ quan viên được mời - nội ngoại nhà gái), cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu đã đến.
Tục chăng dây: ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái (tục này hiện nay đã mai một không còn thấy xuất hiện ở nhiều địa phương).
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê và nếu gia đình nhà trai có điều kiện thì lễ vật sẽ thêm các món khác - ví như nem chả, bánh kem,...). Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Cha mẹ (nhà gái) cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai (như là các vị khách thông thường không có sự xuất hiện của các lễ nghi có sự tham gia của hai bên) cũng được mời vào cỗ với mục đích giới thiệu đôi bên rằng đây là nơi con gái họ làm dâu(ở Huế gọi đây là ngày Vu Quy tương đương Thành Hôn ở nhà trai, lễ Vu Quy này có thể diễn ra trước một ngày so với lễ Thành Hôn của nhà trai. Xin nói thêm là lễ Vu Quy là lễ cáo bái ở nhà gái để cô dâu ra đi lấy chồng xong đây là lễ mang tính chất nghi lễ cao không đòi hỏi cỗ bàn, nếu nhà gái có điều kiện thì tổ chức quy mô còn không thì thắp hương và từ biệt họ hàng nội ngoại). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng: khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.
Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận...
Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
Tiệc cưới: dù đám cưới lớn hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc.
Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng.
Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn. cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất hiếm.